Cấp phối bê tông là tỷ lệ thành phần trộn các vật liệu cho 1 khối bê tông. Mác bê tông chỉ khả năng chịu nén của khối bê tông, cấp độ bền bê tông là khái niệm thường được sử dụng trong khâu thiết kế kết cấu.
Định mức cấp phối bê tông là gì ?
Để có được cấp phối bê tông người ta phải tiến hành thí nghiệm nhiều lần với các tỷ lệ thành phần khác nhau để có được tỷ lệ thích hợp. Sau đây là bảng tra cứu tỷ lệ trộn bê tông theo định mức chuẩn của Bộ Xây Dựng mà bạn có thể tham khảo. Bảng tra cứu tỷ lệ này dựa trên cấp phối liệu cho 1m3 bê tông với 2 loại nguyên liệu như sau:
Cấp phối bê tông mác 250
– Tỉ lệ trộn bê tông mác 250: Xi măng PCB30 và cốt liệu có cỡ hạt 1x2cm: tỷ lệ xi măng 405kg, cát 0,444m2, đá 0,865m3, nước 185 lít và phụ gia.- Xi măng PCB40, PC HS40 và cát mịn: tỷ lệ xi măng 327kg, cát 0,475m3, đá 0,881m3, nước 185 lít và phụ gia
Cấp phối bê tông mác 300
– Với xi măng PCB30: 439kg xi măng; 0,444 m3 cát vàng; 0,865m3 đá sỏi- Với xi măng PCB40: 374kg xi măng; 0,457 m3 cát vàng; 0,872m3 đá sỏi

Bê tông mác 250 đã được phối trộn theo cấp phối của phòng thí nghiệm
Quay lại menu ↑
Những lưu ý cần biết khi tính toán tỷ lệ trộn bê tông.
Tỷ lệ nước phải được tính toán hợp lý, vừa đủ. Vì nếu nước quá ít thì vữa sẽ khô, khó thi công, giảm chất lượng bê tông. Ngược lại nước quá nhiều thì vữa nhão, thi công dù dễ nhưng bê tông lâu khô, gây lãng phí. Cách tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này là nhờ sự hỗ trợ của một số máy móc như máy trộn, máy quay ly tâm hoặc là sử dụng bê tông tươi cho công trình
Trên thực tế thì rất khó để tính tỷ lệ nước chính xác khi trộn bê tông thủ công. Thợ xây cần thực hiện công tác kiểm định tại chỗ để xác định tương đối lượng nước cần sử dụng.
Thông tin về tỷ lệ trộn bê tông vừa nêu sẽ giúp những người thợ xây dựng có tiêu chí để đánh giá, kiểm tra chất lượng thành phẩm. Vì khối bê tông chất lượng càng cao thì công trình càng an toàn và bền vững.
Quay lại menu ↑
Mác bê tông là gì ?
Bê tông khi dùng trong các công trình xây dựng sẽ phải chịu rất nhiều tác động lực khác nhau như: chịu nén, uốn, kéo, trượt… Lực chịu nén được xem là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một khối bê tông. Lực này chính là mác bê tông.

Cùng tìm hiểu mác bê tông là gì?
Cách tính mác bê tông.
Để đo kiểm tra được mác bê tông (M) theo TCVN 3105:1993 người ta lấy mẫu bê tông tươi đổ vào một khuôn có hình khối lập phương, kích thước chuẩn 150mm x 150mm x 150mm. Sau 28 ngày bê tông được bảo dưỡng đúng cách trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tiêu chuẩn, mẫu được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy. Ví dụ, chúng ta muốn đo một mẫu bê tông mác 200. Ta lấy bê tông đúc mẫu vào khuôn hình khối lập phương, sau 28 ngày thì đưa vào máy nén để đo cường độ phá hủy, nếu mẫu đạt 200 kG/cm² thì đạt chuẩn.
Vì vậy, khi ta nói bê tông mác 200, thì 200 chính là ứng suất nén phá hủy của mẫu. Các loại bê tông hiện nay được phân loại nhờ vào các chỉ số Mác, chúng được đánh dấu từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600… Thậm chí, người ta còn có thể chế tạo loại có cường độ rất cao từ 1000–2000 kg/cm².
Các loại mác bê tông thông dụng
Bê tông mác 250 là mác phổ biến nhất, thường dùng đổ dầm hay xây sàn nhà.
Bê tông mác 300 là loại bê tông có chất lượng chuyên dụng khá cao. Loại bê tông này thường sử dụng trong các công trình xây dựng đòi hỏi kỹ thuật cao. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về loại bê tông này nhé.
Khái niệm bê tông tươi mác 300 ý chỉ sức nén của mẫu bê tông theo kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện chuẩn là 28 ngày, đạt 300kg/cm2.
Cũng như các loại bê tông mác khác, bê tông mác 300 khi phối tỷ lệ nước nếu quá ít có thể gây khô, khó thi công. Ngược lại lượng nước quá nhiều sẽ làm nhão, mác bê tông lâu phát triển gây lãng phí. Do đó, tỷ lệ nước khi phối mác bê tông là rất quan trọng.
Mác 300 thường được sử dụng nhiều cho các hạng mục yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật cao như: cột hoặc vách. Đây đều là những kết cấu đòi hỏi phải có cường độ chịu lực lớn và duy trì được vị trí cố định. Ngoài ra tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng hạng mục công trình.
Cách xác định bê tông sau khi thành phẩm có đạt mác chuẩn hay không là nén mẫu thử. Đầu tiên mẫu bê tông sẽ được tiến hành lấy mẫu, bảo dưỡng mẫu bê tông trong vòng 28 ngày. Sau đó, mẫu bê tông này được kiểm tra về cường độ chịu nén có đúng chuẩn không. Với bê tông mác 300 cường độ chịu nén đạt chuẩn là 300kg/cm2.
Quay lại menu ↑
Tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông
Theo TCVN 4453:1995, việc lấy mẫu để nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành được quy định như sau:
– Với bê tông thương phẩm: Mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) cần phải lấy một mẫu tại hiện trường, sau đó thì cho đổ vào khuôn.
– Nếu đổ bê tông kết cấu đơn chiếc, khối lượng ít (<20 m³) thì lấy một tổ mẫu.
– Trường hợp có kết cấu khung như cột, dầm, bản, vòm… thì cứ 20 m³ bê tông thì tiến hành lấy một mẫu.
– Nếu là móng máy có khối lượng khoang đổ > 50 m³ thì cứ 50 m³ bê tông lấy một mẫu.
– Trường hợp công trình có nhiều móng lớn, thì cứ 100 m³ lấy một tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng.
– Đối với đổ nền, mặt đường như đường ô tô, sân bay,.. thì cứ 200 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu;
– Trường hợp có khối lớn:
+ Khi khối lượng đổ trong mỗi khoang đổ ≤ 1000 m³ thì cứ 250 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu
+ Khi khối lượng đổ trong mỗi khoang đổ > 1000 m³ thì cứ 500 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.
Quay lại menu ↑
Sự liên quan giữa Mác bê tông và cấp độn bền bê tông
Cấp độ bền bê tông là gì? để xác định độ bền người ta thường dùng hai khái niệm: Mác (M) và Cấp độ bền (B). Và việc dùng song song hai thông số này đôi khi gây ra sự lúng túng và nhầm lẫn, vậy giữa Mác và Độ bền (B) có sự khác biệt như thế nào?

Cùng tìm hiểu cấp độ bền bê tông !
Hai khái niệm về cấp độ bền.Trong ngành xây dựng hiện đại, bê tông là loại vật được dùng phổ biến vì tính ưu việt của nó so với các loại vật liệu khác. Nó có thể giúp các kỹ sư dễ dàng hoàn thành các công trình theo mọi mẫu thiết kế tạo dáng. Có độ bền lâu, có tuổi thọ cao dù ở trong môi trường khắc nghiệt, độ ăn mòn mạnh, có kết cấu chịu lực tốt và khả năng chống cháy. Hơn nữa lại có giá thành rẻ và chi phí bảo trì thấp .
Một trong những đặc trưng nổi bật là thông số quan trọng dùng để đánh giá chất lượng công trình chính là khả năng chịu lực của công trình, hay còn gọi là cường độ bê tông. Và để đánh giá cường độ người ta người dùng khái niệm Mác.
Khái niệm Mác (M) được đưa ra trong sách TCVN 5574:1991 vào năm 1991, nó được dùng nhiều trong các bản vẽ kỹ thuật, trong các phiếu nhập xuất kho, trong các phiếu hóa đơn thanh quyết toán công trình. Đến năm 2005, để nâng tầm các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đồng bộ với tiêu chuẩn thế giới, khái niệm cấp độ bền được đưa ra trong TCXDVN 356:2005.
Cho đến hiện nay, cả hai khái niệm B và M đều được dùng trong ngành xây dựng. Khái niệm cấp độ bền (B) thường được sử dụng trong khâu thiết kế kết cấu, còn Mác (M) thì được dùng để xác định độ bền trong khâu thiết kế cấp phối và cung cấp bê tông.
Theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN 5574:1991 để xác định độ bền bê tông người ta thường đánh giá dựa trên các thông số của cường độ chịu nén gồm: mác (M) cường độ tiêu chuẩn và cường độ tính toán về nén.
– Mác bê tông (M) là thông số phản ánh cường độ chịu nén trung bình, tính bằng kg/cm2
– Cường độ tiêu chuẩn được xác định dựa trên hai thông số: cường độ chịu nén được lấy mẫu trên khối bê tông vuông (R) và cường độ tiêu chuẩn (Rnc) được lấy trên mẫu bê tông hình lăng trụ.
– Cường độ tính toán về nén (Rn) tương ứng với Mác (M) theo theo TCVN 5574:1991.
Như vậy, xét về khía cạnh kỹ thuật, cấp độ bền (B) có mối liên quan đến khái niệm Mác (M) khi khái niệm cấp độ bền (B) vẫn phải dựa vào các thông số cũ của mác bê tông (M) để tổng hợp.