Kỹ thuật chống thấm sàn bê tông
Nhằm giúp bạn dễ hình dung, đánh giá về các kỹ thuật chống thấm sàn bê tông trước khi lựa chọn một phương pháp chống thấm tiết kiệm, có hiệu quả cho công trình của mình, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về hai kỹ thuật chống thấm phổ biến hiện nay.
1: Kỹ thuật chống thấm sàn bê tônh bằng màn khò nóng.
Khi lựa chọn kỹ thuật chống thấm màn khò nóng để thi công, mọi sự thành bại của công trình tùy thuộc vào đội ngũ thợ có tay nghề khéo léo, có kinh nghiệm thi công cho nhiều công trình trước đó.
* Bước 1, làm sạch mặt sàn:
Quá trình làm sạch mặt sàn cần phải được tiến hành một cách thận trọng, phải nói là cẩn thận trong từng cm một. Nếu mặt sàn không được chuẩn bị tốt, không được làm phẳng, các vết nứt không được trám lại thì màn chống thấm trải lên sẽ không dính vào nền, hoặc không kín để không khí lọt vào.
Để mặt sàn được làm sạch chất lượng, đội ngũ thợ thi công sẽ loại lớp hồ vữa bên trên, đục bỏ cho đến khi thấy lớp bề mặt bê tông kết cấu.
Với trường hợp sàn bị vết rạn nứt rộng và sâu, bị hốc họng, lỗ rỗ… thì thợ phải đục sàn bê tông cho tới vị trí các vết nứt ảnh hưởng để có thể đưa chất chống thấm, hồ dầu Sika latex, hồ dầu Sika tatex TH và vữa kiên cố vào trám đầy.
Khi sàn bê tông đã được xử lý xong phần cơ bản, đội ngũ thợ sẽ tiến hành làm sạch chất bẩn bằng máy mài có gắn chổi cước sắt, bằng máy quét, bằng máy hút… Quá trình làm sạch mặt sàn lần cuối cùng sẽ đảm bảo cho vật liệu chống thấm bám thấu vào bê tông, giúp công việc xử lý chống thấm cho công trình đạt hiệu quả cao, tác dụng lâu bền.
* Bước 2, thi công xử lý chống thấm.
Sau khi sàn được làm sạch, đội ngũ thợ sẽ cẩn thận quét chất chống thấm sàn bê tông (lớp primer lót) sao cho đều khắp mặt sàn, đợi 2 – 3 giờ, rồi tiến hành dùng đèn khò khí gas làm nóng mặt sàn.
Khi công việc tiền xử lý chống thấm được hoàn thành, thợ sẽ dùng máy khò đốt trực tiếp lên bề mặt tấm trải để keo bitum chảy lỏng và dán tấm trải lên mặt sàn, rồi dùng máy khò ghép các mối nối lại với nhau.
Và tùy vào mức độ công trình bị thấm hút, tùy vào việc mặt sàn bị hư hoại như thế nào, đội ngũ thợ sẽ còn cần phải xử lý chi tiết từng khu vực một để công trình được chống thấm hoàn hảo.
Theo chúng tôi, phương pháp dán màn khò nóng có nhược điểm là các miến dán thường phải xếp chồng mép lên nhau. Nếu đội ngũ thợ không có tay nghề làm khò quá nóng, hoặc khò không đều sẽ dẫn tới mí mép nhanh bị ô-xy hóa, làm bục mép màng, nước luồn vào bên trong gây tái thấm.
2: Kỹ thuật chống thấm sàn bên tông bằng hóa chất.
Đây là giải pháp chống thấm bằng vật liệu Sika Latex và dung dịch Water Seal, an toàn cho người sử dụng và đạt hiệu quả nhất hiện nay.
Quy trình làm sạch sàn bê tông cũng được thực hiện giống như giải pháp kỹ thuật chống thấm sàn bê tông bằng màn khò nóng. Sau khi sàn được làm sạch, đội ngũ thợ sẽ tiến hành phối trộn vật tư Sika Latex theo công thức của nhà sản xuất, rồi quét đều lên mặt sàn. Cuối cùng, sau khi đợi cho lớp lót khô hẵn thì thợ phun dung dịch chống thấm Water Seal phun lên mặt sàn.